Hiện nay, tiểu đường là căn bệnh đã trở nên phổ biến trong xã hội. Nếu không biết kiểm soát bệnh tiểu đường thì sẽ bị những biến chứng còn nguy hiểm gấp nhiều lần khi bị bệnh, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vậy những biến chứng đó là gì? docqua.com mời các bạn tìm hiểu về những biến chứng và cách phòng tránh để giúp người bệnh có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này.
Biến chứng tiểu đường
Tiểu đường làm rối loạn trao đổi chất trong cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể hoặc có thể gây nên các biến chứng, căn bệnh khác như một hệ quả của căn bệnh ban đầu.
Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường
- Hôn mê do tăng đường máu.
- Hôn mê do nhiễm toan ceton.
- Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.
- Hạ đường máu và hôn mê do hạ đường máu.
Biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường
- Biến chứng tim mạch: Tăng huyết áp – Cơn đau thắt ngực – Nhồi máu cơ tim.
- Bệnh lí võng mạc.
- Nhiễm khuẩn da, niêm mạc.
- Bệnh lí thần kinh.
- Bệnh lí về thận: do hàm lượng đường trong máu luôn cao khiến suy giảm các chức năng quan trọng lọc, bài tiết của thận, nặng hơn nữa có thể dẫn đến suy thận không hồi phục.
- Bệnh lí bàn chân
Dưới đây là một số lời khuyên giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
- Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá ở những người mắc bệnh tiểu tăng tỷ lệ chết sớm gấp đôi so với những người không hút thuốc. Bỏ hút thuốc giúp huyết áp ổn định và giảm nguy cơ đột quỵ, đau thần kinh và các biến chứng khác của tiểu đường.
- Chủ động tập thể dục: Chọn môn thể thao mà bạn yêu thích như đi bộ, khiêu vũ hay đi xe đạp… và tập mỗi ngày nừa giờ có thể giúp bạn giảm nguy cơ biến chứng tim mạch và cao huyết áp.
- Chọn siêu thực phẩm như dâu tây, khoai lang, cá hồi, rau có lá xanh cho bữa ăn hàng ngày. Tránh thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, chọn chất béo không bão hòa như dầu ô liu.
- Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp bạn ổn định huyết áp và bảo vệ thận.
- Theo dõi đường huyết hàng ngày: Kiểm tra lượng đường trong máu có thể giúp bạn tránh được các biến chứng của bệnh tiểu đường như đau thần kinh hoặc kiểm soát các biến chứng không bị xấu đi. Kiểm tra lượng đường máu hàng ngày cũng giúp bạn chọn thực phẩm và kế hoạch thể dục tốt hơn trong thời gian hỗ trợ điều trị.
- Bệnh tim là một biến chứng nguy hiểm của tiểu đường: Cần phát hiện sớm bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tốt. Khi có bệnh đái tháo đường, cần kiểm tra thường xuyên các nguy cơ tim mạch.
- Giảm cân: Chỉ cần giảm một vài kg thừa cũng có thể cải thiện khả năng hấp thụ insulin của cơ thể. Giảm cân giúp giảm lượng đường trong máu, cải thiện huyết áp và mỡ trong máu.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 2-4 lần/ năm: Nếu dùng insulin hoặc cần giúp đỡ cân bằng lượng đường trong máu, bạn có thể phải tham khảo ý kiến bác sĩ thường xuyên hơn.
Cửa hàng Chăm sóc Sức khỏe docqua.com
Địa chỉ HN: Số 5 - Ngõ 4 - Đặng Văn Ngữ - Đống Đa - Hà Nội
Hotline: Ms Vân: 0978.53.2112 Ms Châm: 0975.96.1551
0 comments :
Post a Comment