Biến chứng về thận do bệnh tiểu đường

Biến chứng về thận do bệnh tiểu đường

Qua chứng minh chúng ta thấy được nguyên nhân chính gây suy thận giai đoạn cuối là bệnh tiểu đường. Những bệnh nhân suy thận do tiểu đường thường có nhiều biến chứng khác, thời gian sống ngắn hơn, tỉ lệ tử vong cũng cao hơn. Và ngược lại, với những bệnh nhân tiểu đường thì thường là biến chứng gây thương tổn ở các vùng quả thận.
Nhiễm khuẩn tiết niệu
Ở phần kẽ thận tiết niệu có biến chứng cơ bản nhất là nhiễm khuẩn tiết niệu. Đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn là rất cao. Nguyên nhân là do các loại vi khuẩn Gram âm chiếm tới 90%. Chúng đi ngược từ niệu đạo qua bàng quang rồi lên bể thận. Nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân tiểu đường thường hay gặp các loại vi khuẩn Escera Coli, liên cầu, tụ cầu. Ít gặp hơn là nhiễm nấm, nhiễm Chlamydia.
Chlamydia.
Triệu chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu thường là đái buốt, đái dắt, đái đục, nặng hơn là đái mủ, đái máu… Người bệnh sẽ có cảm giác đau buốt lúc tiểu, nóng rát và đau tăng lên cuối bãi. Nếu có hiện tượng sốt, đau vùng hông lưng, đái ra mủ, máu thì cần phải tới bệnh viện vì có thể là bệnh nhiễm khuẩn đã lên đến thận.
Cách hỗ trợ điều trị bệnh này phải luôn ghi nhớ nguyên tắc giải phóng thông thoáng đường tiểu, uống nhiều nước, uống kháng sinh hợp lý. Do nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay bị lại nên không được lạm dụng và uống bừa bãi kháng sinh. Hơn nữa, phải tuân thủ chế độ hỗ trợ điều trị một cách hợp lý để nguy cơ mắc bệnh bệnh giảm đi.
Viêm mạch thận do tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường thường hay mắc phải biến chứng về mạch máu. Triệu chứng thiếu máu ở thận là tăng huyết áp. Cũng giống như các bệnh về mạch máu khác, bệnh về mạch thận do tiểu đường cũng có các biến chứng: xơ vữa mạch, huyết khối, huyết tắc mạch máu... Ở bệnh nhân tiểu đường, biến chứng xơ vữa mạch cao gấp nhiều lần, mạch bị hẹp lại gây thiếu máu đến các cơ quan.
Rối loạn chuyển hóa lipid, hút thuốc lá, tăng huyết áp càng có nguy cơ cao gây tổn thương mạch thận ở người bị tiểu đường.
Bệnh cầu thận do tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường giai đoạn đầu gây tổn thương ở thận chính là giãn khoảng kẽ, phì đại gian mạch. Theo kết quả lâm sàn, kích thước quả thận tăng lên, mức lọc cầu thận tăng lên. Ở bệnh nhân tiểu đường kích thước thận tăng cả về chiều rộng, chiều dài, chiều cao tới 140% so với bình thường, mức lọc cầu thận thì tăng tới 150%. Nếu không được hỗ trợ điều trị thì khả năng sẽ dẫn tới giai đoạn microalbumin niệu. Lúc này chức năng của thận bắt đầu suy giảm, màng đáy cầu thận dày lên, có nhiều chỗ bị vỡ. Nếu không hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ gây xơ hóa mạch cầu thận và thận sẽ mất chức năng.
Suy thận giai đoạn cuối
Bệnh nhân tiểu đường hầu hết có biến chứng giai đoạn cuối là tiểu đường tuýp 2 chiếm 90%, dưới 10% là tiểu đường tuýp 1. Từ những tổn thương sớm của thận và bệnh lý kéo dài dẫn tới suy thận giai đoạn cuối. Muộn hơn, bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng lâm sàn: xuất hiện đạm niệu, chức năng thận mất đi, ure tăng lên, các thành phần nitơ phi protein và cuối cùng thận mất chức năng.
Cách hỗ trợ điều trị suy thận giai đoạn cuối do tiểu đường bằng thực phẩm phúc mạc (lọc màng bụng) (12% bệnh nhân được hỗ trợ điều trị theo phương pháp này), chạy thận nhân tạo (trên 80%), ghép thận (chỉ khoảng 8%). Ở bệnh nhân tiểu đường việc hỗ trợ điều trị thay thế thận có nhiều điểm khác so với những bệnh nhân khác: lọc máu sớm hơn; nếu mức lọc cầu thận ở mức 15 - 20ml/phút thì bắt buộc phải can thiệp để ngăn các biến chứng khác; tỷ lệ biến chứng cao hơn và thời gian sống ngắn hơn.
Một số lời khuyên của bác sĩ:
Để hỗ trợ điều trị biến chứng thận do tiểu đường hiệu quả cần phải tuân thủ nguyên tắc chặt chẽ, phối hợp nhiều phương pháp và có sự theo dõi cẩn thận. Lưu ý những điều sau:
  • Khống chế đường huyết: do sự tương quan chặt chẽ giữa nồng độ HbA1c với sự xuất hiện và khối lượng của protein niệu cũng như chức năng thận nên cần phải khống chế tốt đường huyết sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ bệnh thận và suy thận.
  • Khống chế huyết áp: huyết áp cần đạt được của bệnh nhân tiểu đường phải thấp hơn bệnh nhân tăng huyết áp, thường là 120/70mmHg. Thuốc thường hay sử dụng là ức chế men chuyển đổi angiotensin (renitec, lisinopril) hay ức chế thụ thể angiotensin II (aprovel, telmisartan).
  • Hạn chế sự tăng cân: béo phì sẽ tăng khả năng suy thận lên nhiều lần so với không béo phì.
  • Bỏ thuốc lá: không chỉ giúp giảm nguy cơ suy thận mà còn giảm các biến cố về tim mạch khác.
  • Hạn chế ăn đạm cũng giúp giảm khả năng tiến triển của bệnh thận
  • Luôn phải có chế độ vận động, tập thể dục hợp lí.


Biến chứng về thận do bệnh tiểu đường
Cửa hàng Chăm sóc Sức khỏe docqua.com
Địa chỉ HN: Số 5 - Ngõ 4 - Đặng Văn Ngữ - Đống Đa - Hà Nội
Hotline: Ms Vân: 0978.53.2112  Ms Châm: 0975.96.1551
Share on Google Plus

About Phạm Thu Hương

Chúng tôi chuyên kinh doanh những sản phẩm phẩm độc đáo không có trên thị trường

0 comments :

Post a Comment