Xét nghiệm máu là phương pháp hữu hiệu phòng ngừa bệnh tiểu đường
Nhiều bệnh nhân tiểu đường đã có các biến chứng nặng ở tim mạch, thận, mắt... mà không hề biết, nhất là khi thấy đường huyết giảm ở thời điểm thử máu. Nhưng nếu làm một xét nghiệm có tên là HbA1c, họ có thể sẽ hoảng sợ khi biết bệnh vẫn nặng, và đã có biến chứng.
Giáo sư Trần Văn Thọ, Chủ tịch Hội Nội tiết - đái tháo đường, cho biết, bệnh tiểu đường gây biến chứng nặng lên hầu hết các cơ quan trong cơ thể, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim, xuất huyết não do xơ vữa động mạch, hoại tử chân phải cắt cụt, suy thận, mù mắt... Do bệnh phát triển âm thầm nên khi phát hiện bị tiểu đường, 50% trường hợp đã có biến chứng.
Trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường, người Việt Nam hầu như chỉ để ý đến xét nghiệm đường huyết lúc đói và sau ăn 2 giờ. Chỉ số này cung cấp thông tin về lượng đường trong máu ngay tại thời điểm thử. Do đó, mức đường huyết lúc đó thấp không đồng nghĩa với việc bệnh đã được kiểm soát tốt thực sự và không có biến chứng.
Để đánh giá đường huyết có được kiểm soát tốt hay không trong một quá trình, và tiên lượng về biến chứng, người bệnh cần làm xét nghiệm HbA1c, tức đo tỷ lệ huyết sắc tố A1c trong hồng cầu. HbA1c là các huyết sắc tố haemoglobin gắn kết với đường glucose trong máu. Càng có nhiều đường trong máu thì HbA1c hiện diện càng nhiều. Do tế bào hồng cầu có tuổi thọ là 120 ngày nên xét nghiệm HbA1c có giá trị thông báo mức đường máu của 3 tháng gần nhất.
Do đó, HbA1c không chỉ đánh giá kết quả hỗ trợ điều trị của bệnh nhân trong 3 tháng qua mà còn cho biết về sự xuất hiện biến chứng. Chỉ số này cao chứng tỏ bệnh nhân đã hoặc sắp có biến chứng rất nặng. Với người lần đầu phát hiện bệnh tiểu đường, xét nghiệm này rất có ích trong việc đánh giá bệnh đã ở mức nào, điều mà chỉ số đường huyết lúc đói không thể "nói lên" được.
Giáo sư Thọ cho biết, hiện chỉ có khoảng 18% số bệnh nhân tiểu đường đang hỗ trợ điều trị ở Việt Nam kiểm soát tốt HbA1c. Bệnh nhân chỉ cần thay đổi chế độ ăn trong một vài ngày là đã có thể giảm mức đường huyết lúc đói, nhưng chỉ số HbA1c chỉ giảm khi bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn uống, lập luyện, thuốc thang trong vài tháng. Vì vậy, đây là chỉ số trung thực nhất để đánh giá kết quả hỗ trợ điều trị.
Tiến sĩ Nguyễn Khoa Diệu Vân, Phó trưởng khoa Nội tiết Bệnh viên Bạch Mai, Hà Nội, cho biết, HbA1c chỉ cần giảm 1%, bệnh nhân đã bớt được 43% nguy cơ cắt cụt chi, 37% nguy cơ suy thận, mù mắt và giảm đáng kể các biến chứng khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ...
Tiến sĩ Vân khuyên bệnh nhân tiểu đường nên làm xét nghiệm HbA1c ba tháng một lần. Giá xét nghiệm này khoảng 70-100 nghìn đồng. Bệnh nhân có thể không cần nhịn đói trước khi lấy máu. Ở Hà Nội, xét nghiệm này được làm ở Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nội tiết Trung Ương.
Cửa hàng Chăm sóc Sức khỏe docqua.com
Địa chỉ HN: Số 5 - Ngõ 4 - Đặng Văn Ngữ - Đống Đa - Hà Nội
Hotline: Ms Vân: 0978.53.2112 Ms Châm: 0975.96.1551
0 comments :
Post a Comment