Khoảng 15% người lớn tuổi bị đau đầudo các nguyên nhân quan trọng như u não, xuất huyết màng não, viêm động mạch thái dương, đau thần kinh tam thoa, tụ máu dưới màng cứng não...
Theo tiến sĩ Lê Văn Tuấn, Phó chủ tịch Hội Thần kinh học TP HCM, khi thời tiết thay đổi, áp lực công việc trở nên căng thẳng, kinh doanh gặp khó khăn, hay cuộc sống gia đình xảy ra sóng gió…, người ta dễ cảm thấy đau đầu. Không phải cơn đau đầu nào cũng nghiêm trọng, nhưng một số cơn là dấu hiệu nguy hiểm. Đã có nhiều tai nạn đáng tiếc do chậm đến bệnh viện cấp cứu, khởi đầu từ sự chủ quan của người bệnh với biểu hiện đau đầu.
Theo ông, đau đầu là một trong các than phiền thường nghe ở người lớn tuổi, tuy nhiên, về nguyên nhân thì chứng đau lại xảy ra nhiều hơn ở người trẻ tuổi. Đau đầu có hai nhóm chính: nguyên phát và thứ phát.
Đau đầu nguyên phát là trường hợp đau mà không có nguyên nhân cụ thể nào được chẩn đoán, thường có khuynh hướng giảm dần sau 40 tuổi. Đau đầu ở người lớn tuổi là loại đau đầu nguyên phát, thường là: đau đầu migraine (đau nửa đầu), đau đầu loại căng thẳng (thường gặp nhất với tỷ lệ 44,5%), đau đầu cụm, đau đầu liên quan đến giấc ngủ.
Đau đầu thứ phát là trường hợp đau do nguyên nhân cụ thể như u não, viêm mạch máu… Đau đầu thứ phát thường gặp ở người lớn tuổi, với nguy cơ cao gấp mười lần so với người trẻ. Khoảng 15% người lớn tuổi khi mới bị đau đầu là do nguyên nhân quan trọng như u não, xuất huyết màng não, viêm động mạch thái dương (thường gặp ở người có triệu chứng đau nhiều cơ do thấp khớp), đau thần kinh tam thoa, tụ máu dưới màng cứng não (thường do chấn thương đầu), tụ máu mãn tính dưới màng cứng thường gặp ở người lớn tuổi do teo não, dùng aspirin hay các thuốc kháng đông vì bệnh lý khác. Trong khi đó, chỉ khoảng 1,5% người dưới 65 tuổi lần đầu bị đau đầu do các nguyên nhân tương tự.
Các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm là triệu chứng toàn thân như: sốt, đau cơ, sụt cân hoặc có các bệnh lý nguy hiểm như ung thư, suy giảm miễn dịch… Khám thần kinh ghi nhận dấu hiệu bất thường như lừ đừ, liệt mặt, yếu tay chân, nhìn đôi, đi không vững… Đau đầu khởi phát đột ngột, nặng, không có dấu hiệu báo trước. Đau tăng khi rặn, ho, sinh hoạt tình dục… Khởi phát ở người lớn tuổi cũng là một dấu hiệu cảnh báo, do vậy cần phải xác định rõ nguyên nhân trước khi hỗ trợ điều trị. So với tính chất đau đầu trước đây của bệnh nhân, đau đầu hiện tại đã thay đổi về cường độ, tần số, đặc tính, các biểu hiện khác và đáp ứng kém với hỗ trợ điều trị.
Không phải tất cả loại đau đầu đều cần uống thuốc, đa số có thể hỗ trợ chữa bằng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hay thuốc kháng viêm không steroid. Việc quan trọng đầu tiên là phải tìm được nguyên nhân, đặc biệt là loại trừ được các tổn thương não.
Cần lưu ý tác dụng phụ của thuốc giảm đau, đặc biệt tác dụng phụ trên dạ dày, thận, gan ở người lớn tuổi. Đối với trường hợp đau đầu nguyên phát thì không nên dùng thuốc giảm đau quá hai ngày trong tuần, đặc biệt nếu dùng liên tục trên ba tháng có thể gây ra tình trạng “đau đầu do dùng thuốc quá nhiều”. Tuỳ thuộc vào loại đau đầu nào mà bác sĩ cho dùng thuốc tương ứng.
Một số thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lý khác có thể gây đau đầu: nhóm nitrates, một số thuốc giãn mạch như diltiazem, nifedipine, minoxidil... Do vậy phải báo với bác sĩ hỗ trợ điều trị khi có dấu hiệu đau đầu để kịp điều chỉnh hoặc đổi thuốc.
Các phương cách hỗ trợ điều trị khác là giảm căng thẳng, lưu ý tư thế của đầu cổ khi sinh hoạt, thay đổi thói quen ăn uống để tránh nguy cơ dẫn đến đau đầu (một số loại đau đầu có thể tăng do ăn uống như đau đầu migraine, trường hợp này cần tránh rượu bia, bột ngọt, phô mai, chocolate, nước chanh, thức ăn có nhiều mỡ…).
Tóm lại, người lớn tuổi bị đau đầu nên đến khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh vì có thể có những nguyên nhân nguy hiểm chưa được nhận biết.
0 comments :
Post a Comment