Bệnh vẩy nến và cách hỗ trợ điều trị

Bệnh vẩy nến và cách hỗ trợ chữa trị

Bệnh vẩy nến là 1 bệnh da mạn tính thường gặp do tăng sinh tế bào da đột ngột và bị viêm. Vì vậy, bệnh vẩy nến chưa có cách hỗ trợ điều trị hết bệnh mà có thể bị phát lại. Hiện nay, mục đích của việc hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến là nhằm mục đích kiểm soát bệnh và ngăn ngừa bệnh trở lại.

Bệnh vẩy nến có triệu chứng biểu hiện như thế nào?
Bệnh vẩy nến thường biểu hiện dưới dạng tổn thương da với những mảng màu đỏ, tróc vẩy ở bề mặt, giới hạn nhìn thấy rõ. Vị trí mắc bệnh có thể ở bất kỳ đâu trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là trên da đầu, cùi chỏ, đầu gối, vùng xương thiêng. Bệnh nhân vẩy nến thường không ngứa, tuy nhiên 1 số có thể ngứa, châm chích, bỏng rát. Những trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân có thể xuất hiện nhiều mụn mủ hoặc bị đỏ da toàn bộ cơ thể. Ngoài những tổn thương da, 1 số người có thể bị tổn thương móng với những biểu hiện như móng có nhiều vết lõm, hoặc bị đổi màu vàng nâu, hoặc móng dày lên hoặc móng bị mủn.

Bệnh vẩy nến và cách hỗ trợ chữa trị


Bệnh vẩy nến có những biến chứng gì?
Bệnh vẩy nến là 1 bệnh không ổn định, nếu người bệnh không được chăm sóc và hỗ trợ điều trị đúng cách thì thường có những biến chứng như:
- Đỏ da toàn thân.
- Bị lan thành vẩy nến mủ.
- Viêm khớp vẩy nến
- Nhiễm trùng da.
- Gây những tổn thương gan, tổn thương da dày do thuốc
- Với những người vẩy nến thể nặng có thể dễ bị mắc bệnh tim và các bệnh về hội chứng chuyển hóa

Bệnh vẩy nến và cách hỗ trợ chữa trị
 Biến chứng viêm khớp vẩy nến

Cách hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến
Hiện nay bệnh vẩy nến vẫn chưa có phương pháp hỗ trợ điều trị hết bệnh nhưng nếu hỗ trợ điều trị đúng cách thì có thể kiểm soát được bệnh.

Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiện nay chủ yếu nhằm:
– Kiểm soát triệu chứng ngứa, hay đóng vẩy và làm giảm đau khớp
– Giảm diện tích da bị tổn thương do bệnh gây nên
– Giúp làm sạch vùng da có mảng vẩy nến, và đẩy lui bệnh
– Phòng ngừa các biến chứng của bệnh như vẩy nến toàn thân, nổi ban đỏ da, biến dạng khớp
– Giảm thiểu hoặc loại trừ những tác động tâm lý gây bất lợi do bệnh gây ra
– Ngăn ngừa bệnh quay lại.

Có nhiều cách hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nếngồm:
- Tại chỗ: thường sử dụng cho những trường hợp vẩy nên nhẹ hoặc trung bình, có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp với những phương pháp khác. Bao gồm thuốc bôi, kem bôi, có thể kê kèm theo thuốc uống.
- Toàn thân: thuốc uống, thường được chỉ định trong những trường hợp bệnh vẩy nến nặng, cần có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ, bao gồm: methotrexate, cyclosporine, retinoid và sulfasalazine.
- Thuốc sinh học: đây là nhóm thuốc mới, thuốc này có tác dụng ức chế những thành phần chuyên biệt trong đáp ứng miễn dịch của bệnh. Tuy nhiên, giá thuốc cao và hiện chưa có tại nước ta.
- Quang trị liệu: là phương pháp sử dụng tia sáng để hỗ trợ điều trị vẩy nến như dùng tia UVA, UVB, laser (Excimer). Cơ chế tác dụng của phương pháp này là dùng các tia tử ngoại (UV) để tấn công và phá hủy các DNA trong tế bào da, qua đó phá hủy toàn bộ tế bào tăng sinh bất thường.

Bị bệnh vẩy nến có cần kiêng gì không?
Nhìn chung bệnh nhân vẩy nến không cần kiêng khem gì đặc biệt. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tránh ăn nhiều thức ăn béo, uống rượu bia và cần bổ sung thêm các loại thức ăn có chứa axit folic và omega-3.

Bệnh vẩy nến và cách hỗ trợ chữa trị
Bia rượu là một trong những nguyên nhân khiến bệnh khởi phát và trầm trọng thêm

Tóm lại, vẩy nến là bệnh da mạn tính thường gặp. Bệnh nhân và người nhà cần hiểu biết rõ về bệnh cũng như các cách hỗ trợ điều trị bệnh hiện nay nhằm giúp người bệnh có thể chung sống hòa bình và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh gây ra.



Share on Google Plus

About Phạm Thu Hương

Chúng tôi chuyên kinh doanh những sản phẩm phẩm độc đáo không có trên thị trường

0 comments :

Post a Comment