Bệnh vảy nến và chứng phình động mạch chủ

Bệnh vảy nến và chứng phình động mạch chủ

Một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Sinh học chuyên về Xơ cứng động mạch, huyết khối & mạch máu (Mỹ) đã mô tả mối liên hệ giữa bệnh vẩy nến và chứng phình động mạch chủ ở bụng

Mối liên hệ giữa bệnh vẩy nến và chứng phình động mạch chủ
Mặc dù, các bác sỹ và các chuyên gia vẫn đang thực hiện nghiên cứu chuyên sâu hơn, tuy nhiên, các yếu tố liên kết giữa sức khỏe tim mạch và bệnh vẩy nến đang ngày càng rõ ràng hơn.

Bệnh vẩy nến là dạng bệnh về da đặc trưng bởi những mảng da đỏ, bong tróc. Tại mỹ, bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến người trưởng thành. Đây là 1 bệnh tự miễn dịch, đó là khi hệ thống miễn dịch của cơ thể “cố ý” gây ra các triệu chứng bằng cách tấn công các tế bào khỏe mạnh khi nhầm tưởng các tế bào này là yếu tố xâm hại.

Bệnh vảy nến và chứng phình động mạch chủ
Chứng phình động mạch chủ 


Động mạch chủ là động mạch chính cung cấp máu cho vùng bụng, vùng chậu và chân. Khi động mạch chủ bụng bị phình ra tức là nó trở nên to hơn bình thường.

Nhìn chung, ở giai đoạn đầu, chứng phình động mạch chủ bụng không có triệu chứng. Một số nguyên nhân chủ yếu của chứng bệnh này là do hút thuốc, huyết áp cao, hay yếu tố di truyền… Khi phình động mạch chủ bụng, thường có cảnh báo nhỏ nhưng lại là 1 cấp cứu y tế vì nó có thể gây tử vong.

Tác giả chính của nghiên cứu và mối liên hệ giữa bệnh vảy nến và chứng phình động mạch bụng là Tiến sĩ Usman Khalid, tại Bệnh viện Gentofte, Đan Mạch. Tiến sĩ đã sử dụng dữ liệu quốc gia Đan Mạch từ năm 1997 - ­2011. Các bệnh nhân được theo dõi cho đến khi họ bị chứng phình động mạch chủ bụng, hoặc chết hoặc nghiên cứu kết thúc…

Theo thống kê, chứng phình động mạch chủ bụng hiếm gặp, xảy ra với tỷ lệ 3,72 trường hợp trên 10.000 người/năm. Đối với những người có bệnh vẩy nến nhẹ, thì tỷ lệ xảy ra được tăng lên thành 7,30. Còn ở các trường hợp với bệnh vẩy nến nặng, tỷ lệ này tăng lên đến 9,87. Tiến sĩ Khalid cho biết rằng “So với dân số nói chung, thì tỷ lệ được điều chỉnh tăng lên đáng kể ở người bị bệnh vẩy nến nặng. Đây là một nguy cơ lớn hơn 67% của phình động mạch chủ bụng có khả năng bùng phát”.

Nghiên cứu này của Tiến sĩ vẫn chỉ dừng lại ở các số liệu thống kê chứ không đưa ra được bằng chứng nào cho thấy rằng bệnh vảy nến gây ra chứng phình động mạch chủ ở bụng. Các chuyên gia cần nghiên cứu thêm để giải thích cơ chế nhân quả. Tuy nhiên, những phát hiện trên của Tiến sĩ Khalid cho thấy sự cần thiết phải hỗ trợ điều trị các triệu chứng rối loạn da, đặc biệt là triệu chứng của bệnh vảy nến. Bên cạnh đó, nó cũng cho thấy cần phải có những đánh giá thường xuyên đối với những bệnh nhân vảy nến để ngăn chặn những vấn đề về tim mạch nói chung.

Làm gì để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch với bệnh nhân vảy nến?

Bệnh nhân vảy nến được các chuyên gia khuyến cáo nên thay đổi lối sống, sinh hoạt, cả về thể chất và tinh thần, cũng như nên có 1 chế độ luyện tập để giảm thiểu những nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ.
Share on Google Plus

About Phạm Thu Hương

Chúng tôi chuyên kinh doanh những sản phẩm phẩm độc đáo không có trên thị trường

0 comments :

Post a Comment