Bệnh vảy nến là 1 bệnh về rối loạn da thường gặp. Bệnh vảy nến tạo nên những mảng lớn màu đỏ tía, tróc vảy trên da. Việc hỗ trợ điều trị bệnh vảy nếncần kiên trì trong khoảng thời gian dài do bệnh có thể trở lại nhiều lần.
Bệnh vảy nến có biểu hiện là những lớp vảy màu trắng bạc xếp thành nhiều lớp, dễ tróc. Những mảng vảy này thường dầy, hay ở khu vực khuỷu, đầu gối và da đầu, nhưng cũng có thể gặp ở bất kỳ những khu vực khác trên cơ thể. Khi cạo vào mảng vảy này vảy tróc ra từng phiến mỏng và có cảm giác như cạo vào thân cây đèn cầy, thân cây nến nên có tên là bệnh vảy nến. Những trường hợp bệnh nhẹ, bệnh chỉ ở 1 vài vị trí. Nếu trường hợp bệnh nặng, bệnh lan rộng ra toàn thân.
Biểu hiện của bệnh vảy nến
Hiện nay bệnh vảy nến vẫn chưa có phương pháp hỗ trợ điều trị hết bệnh nhưng nếu hỗ trợ điều trị đúng cách thì có thể kiểm soát được bệnh.
Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến hiện nay chủ yếu nhằm:
– Kiểm soát triệu chứng ngứa, hay đóng vảy và làm giảm đau khớp
– Giảm diện tích da bị tổn thương do bệnh gây nên
– Giúp làm sạch vùng da có mảng vảy nến, và đẩy lui bệnh
– Phòng ngừa các biến chứng của bệnh như vảy nến toàn thân, nổi ban đỏ da, biến dạng khớp
– Giảm thiểu hoặc loại trừ những tác động tâm lý gây bất lợi do bệnh gây ra
– Ngăn ngừa bệnh quay lại.
Một số phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến hiện nay:
- Thuốc bôi: không cần kê toa. Bệnh nhân có thể bôi trước khi đi ngủ, có thể, bọc vùng da này lại bằng 1 tấm chất dẻo (ví dụ như Saran Wrap).
- Thuốc tiêm: Thuốc này thường dùng trong vảy nến trung bình và nặng.
- Các loại dầu gội đặc biệt (shampoo) dùng cho vảy nến da đầu
- Thuốc uống: dùng cho các trường hợp bệnh nặng
- Phơi nắng: tia cực tím trong ánh sáng mặt trời có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến, nhưng không nên phơi nắng quá lâu bởi nếu để da bị bỏng nắng, bệnh sẽ trở nặng thêm. Vì vậy nên dùng thuốc chống nắng trên những vùng da bình thường, đặc biệt là vùng da mặt.
Ngoài ra, người bệnh nên chú ý:
- Nên tránh các yếu tố có thể làm cho bệnh trở nặng thêm như: stress, chấn thương & nhiễm trùng.
- Không nên dùng 1 số thuốc làm cho tình trạng bệnh xấu hơn như lithium, vài loại thuốc hạ huyết áp như thuốc ức chế beta, ức chế men chuyển… hay các loại thuốc kháng viêm non-steroid như ibuprofen…
- Bệnh nhân xây dựng cho mình 1 lối sống lành mạnh như: không hút thuốc, hạn chế rượu bia, ngủ đủ giấc 6 – 8 giờ/ngày & ngủ sớm, tích tập thể dục đều đặn, có 1 chế độ ăn khoa học, tăng cường ăn rau quả, giữ cân nặng & giảm cân nếu bị béo phì.
0 comments :
Post a Comment