Bệnh vảy nến (psoriasis) là bệnh da mãn tính, thường gặp và hay quay lại. Bệnh vảy nến gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh vảy nến và bệnh cũng có nhiều dạng khác nhau. Hãy cùng đi tìm hiểu về bệnh vảy nến qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến
Vảy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì. Cho đến nay vẫn chưa thể khẳng định rõ ràng nguyên nhân. Nhưng người ta biết thường 5 yếu tố sau đây làm nên cơ chế sinh bệnh:
– Di truyền: Có khoảng 30% người bệnh có yếu tố gia đình (cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ); và 70% các cặp song sinh cùng mắc bệnh. Theo các nghiên cứu, các kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7 liên quan đến bệnh vảy nến da và khớp.
Di truyền là một nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến
– Bệnh vảy nến ở trẻ em, bệnh vảy nến thể giọt người ta phân lập được liên cầu khuẩn ở tổn thương và hỗ trợ điều trị bằng kháng sinh thì bệnh sẽ thuyên giảm.
– Stress: Đây là yếu tố nguy cơ làm bệnh quay trở lại hoặc đột ngột trở nặng thêm.
– Thuốc: bệnh vảy nến xuất hiện sau khi sử dụng 1 số thuốc như ức chế beta kéo dài, lithium, đặc biệt sau khi sử dụng các thuốc có chứa thành phần corticoid.
– Hiện thượng Kobner: là thương tổn mọc lên sau các kích thích cơ học ( như gãi, chà xát) hoặc các kích thích lý hóa (như bệnh nặng nhẹ theo mùa).
Các thể bệnh vảy nến thường thấy
– Vảy nến thể mảng: đó là những vùng da bị bệnh có màu đỏ, đóng thành vảy màu trắng bạc.
Bệnh vảy nến thể mảng
– Vảy nến giọt: có hình bầu dục màu đỏ ở thân, chi và da đầu.
– Vảy nến mủ: trên bề mặt da xuất hiện những bóng nước có chứa mủ.
– Vảy nến đảo ngược: là dạng vảy nến có những mảng đỏ, láng ở da của những nếp gấp như quanh cơ quan sinh dục, hoặc dưới vú, nách…
– Vảy nến đỏ da: đây là thể nặng của vảy nến, da bị đỏ tróc ra từng mảng thường ảnh hưởng tới 1 vùng lớn trên cơ thể. Bệnh nhân có thể bị tử vong do da bị mất chức năng bảo vệ dẫn đến hậu quả nặng nề là bị các rối loạn thân nhiệt và mất cân bằng nước – điện giải.
– Viêm khớp vảy nến: dạng này có thể viêm bất cứ khớp nào, và thường là các khớp ngón tay, khớp ngón chân nhưng cũng có thể xảy ra ở khớp hông, gối, cột sống…
0 comments :
Post a Comment